Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác

(LSC)Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là một trong những tội phạm nghiêm trọng đối với sự an toàn và sức khỏe của cộng đồng. Hành vi này đe dọa đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của mỗi cá nhân, và được xem là vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 138. Việc hiểu rõ về quy định và các yếu tố liên quan đến tội phạm này là cần thiết để tăng cường nhận thức về trách nhiệm và tôn trọng quyền sống và sức khỏe của người khác.

Đọc thêm:

Tội đe dọa giết người (Điều 133 BLHS)

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS)

Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm

  1. Quy định về tội phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 138 BLHS 2015

“Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.”

Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Nguồn: Internet

2. Dấu hiệu cấu thành tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 138 BLHS 2015

2.1. Về chủ thể 

Chủ thể của loại tội phạm này có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Chủ thể có thể là công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.

2.2. Về khách thể

Khách thể tội vô ý gây thương tích là quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Quyền này được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng.

2.3. Về mặt khách quan 

Mặt khách quan của tội vô ý gây thương tích được thể hiện thông qua hành vi phạm tội và hậu quả. Hành vi vi phạm là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hậu quả là tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên, được xác định là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội phạm này.

2.4. Về mặt chủ quan 

Hành vi vi phạm phải được thực hiện do lỗi vô ý. Người phạm tội có thể có lỗi vô ý do quá tự tin, coi thường hậu quả có thể xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Hoặc họ có lỗi vô ý do cẩu thả, không nhận thức được hậu quả tiềm tàng dù đã thấy trước và có thể thấy trước.

3. Khung hình phạt đối với tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 

Khung 1: Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm:

Hành vi vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

Khung 2:  Phạt cải tạo không giam giữ từ 01 năm đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên, mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

Khung 3: Phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

Hành vi phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên


Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *