Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất là mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP. Dưới đây, chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng mẫu tờ khai kèm theo hướng dẫn cách điền.
Hướng dẫn điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Tại Mục “Loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký” trong tờ khai, người nộp đơn cần xác định rõ loại nhãn hiệu đăng ký (nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu ba chiều).
- Tại Mục “Mẫu nhãn hiệu” phải có mẫu nhãn hiệu.
- Tại Mục “Mô tả nhãn hiệu”, người nộp đơn phải mô tả bằng chữ về nhãn hiệu theo các quy định sau đây:
- Nếu yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu màu thì chỉ rõ yêu cầu đó và nêu tên màu sắc thể hiện trên nhãn hiệu;
- Nếu nhãn hiệu được cấu thành từ nhiều yếu tố thì phải chỉ rõ các yếu tố cấu thành và sự kết hợp giữa các yếu tố đó; nếu nhãn hiệu chứa yếu tố hình thì phải nêu rõ nội dung và ý nghĩa của yếu tố hình;
- Nếu nhãn hiệu có chứa các chữ, từ ngữ không phải là tiếng Việt thì ghi rõ cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt;
- Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập;
- Đối với nhãn hiệu âm thanh, người nộp đơn mô tả đầy đủ, chi tiết, hoàn chỉnh về dấu hiệu âm thanh yêu cầu đăng ký làm nhãn hiệu (âm thanh của nhạc cụ gì, có kèm lời hay không …). Phần mô tả có thể được thể hiện trong tài liệu nộp kèm Tờ khai.
- Mục “Danh mục và phân loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”, người nộp đơn phải phân loại phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Nếu người nộp đơn không tự phân loại hoặc phân loại không chính xác thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ phân loại và người nộp đơn phải nộp phí phân loại theo quy định.
- Đối với nhãn hiệu chứng nhận, tại Mục “Mô tả tóm tắt đặc tính của hàng hóa/dịch vụ được chứng nhận”, người nộp đơn phải mô tả tóm tắt đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu (các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu).
- Tờ khai phải kèm theo 05 mẫu nhãn hiệu giống nhau.
Xem thêm:
Nhãn hiệu nổi tiếng: Cơ chế bảo hộ tại Việt Nam và một số khuyến nghị
Việc ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới
Thủ tục gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com