Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

(LSC) Các hành động trong phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết đều là những hành vi gây thiệt hại đáng kể cho khách thể mà pháp luật hình sự bảo vệ. Nếu giả sử không có tình huống cần thiết, cấp thiết đó thì đương nhiên hành vi gây thiệt hại này có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Pháp luật hình sự quy định phòng vệ chính đáng, phòng vệ trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm. Hay nói cách khác, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết được xem là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự.

Phòng vệ chính đáng là gì?

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích này (khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015)

Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự 1985, trong đó tại mục II của Nghị quyết này có đề cập đến chế định phòng vệ chính đáng. Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

Theo tinh thần của Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao chúng ta có thể hiểu để làm rõ có hay không “phòng vệ chính đáng” khi nghiên cứu vào một vụ án cụ thể chúng ta phải làm rõ được những vấn đề sau

      Thứ nhất, về phía nạn nhân: Phải là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân, của người phòng vệ hoặc của người khác. Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công nạn nhân (người có hành vi xâm phạm).

     Thứ hai, về phía người phòng vệ: Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác.., thì người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể tác động đến thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm để bảo vệ lợi ích về tài sản, tính mạng, sức khỏe… (tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại).

     Thứ ba, Hành vi chống trả là cần thiết, nghĩa là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi ích của các nhân, tổ chức, và của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù mức thương tích người phòng vệ gây ra cho nạn nhân lớn hơn mức thương tích người phòng vệ phải chịu nhưng điều này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe đang bị đe dọa của người phòng vệ, tuy nhiên “Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại“
   Mặc dù hành vi phòng vệ chính đáng có thể gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công, nhưng từ góc độ lợi ích cộng đồng thì đó là hành vi có lợi, tức không nguy hiểm cho xã hội, nên phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Tình thế cấp thiết là gì?

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa (Khoản 1 Điều 23 Bộ Luật Hình sự 2015)

Điều kiện để coi là tình thế cấp thiết:

Thứ nhất, phải có sự đe doạ đối thực tế với lợi ích được pháp luật bảo vệ.

Trong tình thế cấp thiết, sự nguy hiểm phải chứa đựng khả năng gây hậu quả ngay tức khắc trong thực tế, không phải là do người gây thiệt hại tưởng tượng hay suy đoán. Nếu sự nguy hiểm chưa xảy ra hoặc đã kết thúc thì không được coi là tình thế cấp thiết. Đây được coi như điều kiện tiên quyết, là cơ sở phát sinh quyền hành động trong tình thế cấp thiết.

Thứ hai, việc gây thiệt hại là biện pháp duy nhất để ngăn ngừa sự nguy hiểm.

Có nghĩa rằng, trong tình thế đó, chúng ta không còn biện pháp nào hiệu quả hơn biện pháp gây ra thiệt hại khác. Nếu thực tế chứng minh sự tồn tại của các biện pháp khắc phục sự đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích chính đáng của thì biện pháp gây thiệt hại không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Như vậy, đòi hỏi người hành động trong tình thế cấp thiết phải đánh giá được hoàn cảnh, điều kiện khách quan của tình huống.

Thứ ba, thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Trong thực tế rất khó để đánh giá sự chênh lệch giữa thiệt hại phát sinh do hành động trong tình thế cấp thiết với thiệt hại cần ngăn ngừa. Cần phải cân nhắc đến các yếu tố về điều kiện, hoàn cảnh thực tế của sự việc, tầm quan trọng của lợi ích đang bị đe dọa, khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nếu không có sự ngăn chặn kịp thời, khả năng xử lý của người gặp phải sự nguy hiểm trong tình thế cấp thiết,… Nếu thiệt hại trong tình thế cấp thiết là quá đáng thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự

Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

Trên thực tế có không ít người nhầm lẫn giữa hành vi phòng vệ chính đáng với hành vi gây thiệt hại trong tình thế khẩn cấp. Dưới đây VPLS Dương Công sẽ chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này:

Tiêu chí

Phòng vệ chính đáng

Tình thế cấp thiết

Cơ sở pháp lý

  khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự  khoản 1 Điều 23 Bộ luật Hình sự

Nguồn nguy hiểm dẫn đến hành vi

Gồm những hành vi nguy hiểm của con người xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, Nhà nước, của tập thể, tổ chức khác… – Do hành vi của con người gây ra; hoặc

– Do thiên tai, do súc vật, do sự cố kỹ thuật,… gây ra.

Đối tượng của hành vi

– Người phòng vệ chính đáng gây ra thiệt hại cần thiết cho chính người đang có hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp chứ không gây thiệt hại cho người khác.

– Việc phòng vệ nhằm loại trừ được nguồn gốc nguy hiểm, bảo vệ được lợi ích hợp pháp

– Đối tượng bị hành vi khắc phục tình trạng nguy hiểm thiệt hại là một lợi ích.

– Không được gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe người khác để khắc phục tình trạng nguy hiểm trong tình thế cấp thiết.

Phương thức thực hiện

Chống trả lại một cách cần thiết đối với người đang có hành vi xâm phạm Gây ra một thiệt hại khác nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa từ nguồn nguy hiểm.

Thiệt hại xảy ra

– Người phòng vệ chính đáng được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm đến lợi ích hợp pháp ở mức độ cần thiết (đủ khả năng loại trừ hành vi xâm phạm của người tấn công).

– Mức độ cần thiết có thể là ngang bằng hoặc mức độ thiệt hại lớn hơn so với thiệt hại do hành vi tấn công gây ra miễn là cần thiết để loại trừ hành vi tấn công chứ không quá mức, quá đáng.

Mức độ thiệt hại do người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Ưu tiên lựa chọn thực hiện

Không bắt buộc là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đáng. Là lựa chọn cuối cùng do không còn cách nào khác để ngăn chặn thiệt hại xảy ra.

Ví dụ

N và một nhóm bạn nảy sinh tranh cãi và mâu thuẫn. Nhóm bạn này xông vào đánh N, do bị đánh và dồn đến bước đường cùng, khi thấy 1 người định xông vào đánh, A cầm con dao bên cạnh để giơ ra dọa thì chẳng may đâm vào người đang xông đến khiến người này trọng thương. B đang điều khiển xe xuống dốc thì xe bị kẹt phanh, do phía dưới đang có nhiều xe cộ đi lại nên để đảm bảo an toàn cho những người này, B đã đánh lái và đâm vào nhà dân khiến nhà này bị hư hỏng nặng.
Trên đây là bài viết về Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết

Lưu ý: Các nội dung trong bài viết hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *