Quy định về việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành

Cùng với sự phát triển của xã hội là sự phát triển của các ngành nghề phục vụ sự giải trí, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, trong số đó là sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Để thành lập một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp phải tiến hành ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành. Ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành là một nhu cầu thiết yếu và là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động. Vậy tiền ký quỹ được sử dụng trong trường hợp nào? Thông qua bài viết này, VPLS Dương Công sẽ cung cấp những thông tin pháp lý quan trọng nhất về việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành.

(LSC) Quy định về việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?

Ký quỹ là một hình thức bảo đảm trong kinh doanh dịch vụ lữ hành, là việc việc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành gửi một khoản tiền theo quy định của pháp luật vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng nơi doanh nghiệp đó có trụ sở chính trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành.

2. Mục đích của ký quỹ

Mục đích của ký quỹ là giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp DN không thực hiện hoặc thực hiện không trọn vẹn nghĩa vụ đối với khách du lịch. Việc ký quỹ còn được hiểu là để xác định năng lực tài chính của DN, là sự cam kết trách nhiệm với du khách và cơ quan quản lý nhà nước. Thêm vào đó, phần lớn các nước trên thế giới quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải ký quỹ để hứa hẹn nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho khách du lịch trong trường hợp bị thiệt hại hoặc trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản

3. Quy định của pháp luật về việc sử dụng tiền ký quỹ

Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối. (Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP)

4. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng trong thời gian nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định.

5. Mức xử phạt trong trường hợp doanh nghiệp không bổ sung số tiền ký qũy đã sử dụng

Căn cứ tại điểm b khoản 11 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 15 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

“Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành

11. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành; b) Không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng theo quy định; c) Sử dụng người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành không bảo đảm điều kiện theo quy định.

15. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;”

Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể bị Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng theo quy định.

6. Dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục liên quan đến ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành

Hiểu được nhu cầu tìm hiểu quy định liên quan đến ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành của Quý Khách hàng, VPLS Dương Công sẽ hỗ trợ, tư vấn cho Quý Khách hàng các thủ tục pháp lý để thực hiện ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành một cách nhanh chóng nhất. Quý độc giả có thể liên hệ ngay tới VPLS Dương Công để được các luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn tận tình và nhanh chóng.

Đọc thêm: 

Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Mọi thắc măc vui lòng  liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066 (giờ hành chính)
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *