Có được xử lý kỷ luật người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi?

Câu hỏi: Công ty tôi có người lao động là nam vi phạm kỷ luật phải xử lý, tuy nhiên người này đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Vậy, thời điểm này, công ty tôi có được xử lý kỷ luật người lao động này không?

kỷ luật lao động, vpls dương công

VPLS trả lời:

Căn cứ theo điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động năm 2019:

“4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2019:

“1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.”

Như vậy, trong thời gian người lao động (cả nam và nữ) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động. Bởi lẽ, trong giai đoạn nuôi con, các hình thức xử lý kỷ luật người lao động có thể ảnh hưởng đến thu nhập cũng như tinh thần của người lao động.

Tuy nhiên, quy định như vậy không có nghĩa là người lao động sẽ không bị xử lý kỷ luật, việc này có thể dẫn đến người lao động lợi dụng quy định này để vi phạm kỷ luật lao động khi đang nuôi con. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của công ty, cũng như đảm bảo tính kỷ luật tại nơi làm việc, pháp luật quy định hết thời gian nuôi con, công ty vẫn có quyền tiến hành xử lý kỷ luật đối với họ. Cụ thể: Khi hết thời gian người lao động nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu hết thời hiệu xử lý kỷ luật hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.


Xem thêm:

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải

Quyền lợi của người lao động khi bị doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *