Ủy quyền

Trong nhiều trường hợp khi cá nhân, tổ chức không trực tiếp thực hiện được công việc, sẽ ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thay mình thực hiện. Trong bài viết này, VPLS Dương Công sẽ giúp bạn hiểu thêm về chế định ủy quyền này.

1. Ủy quyền là gì?

Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).

Khoản 1 Điều 138 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”

Như vậy, ủy quyền là việc cá nhân, pháp nhân cho phép cá nhân, pháp nhân khác thực hiện quyền của mình có được một cách hợp pháp để quyết định, thực hiện hành động pháp lý nào đó liên quan đến quyền lợi của các bên hoặc lợi ích của người đã ủy quyền trong phạm vi ủy quyền.

Ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, đồng thời nó cũng là cơ sở để người ủy quyền tiếp nhận các kết quả pháp lý do hoạt động ủy quyền mang lại

  Ảnh minh họa

2. Hình thức ủy quyền

Hình thức ủy quyền hiện nay được thể hiện gián tiếp tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 về thời hạn đại diện, cụ thể: Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận (văn bản, lời nói hoặc hành vi), trừ trường hợp pháp luật quy định về việc ủy quyền phải lập thành văn bản. 

3. Thời hạn ủy quyền

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về giấy ủy quyền mà quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng. Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:

– Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;

– Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;

– Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

4. Các trường hợp chấm dứt ủy quyển

Khi thực hiện ủy quyền, nhận ủy quyền ngoài viên quan tâm đến nội dung, phạm vi ủy quyền.. thì các bên cần lưu ý đến các trường hợp chấm dứt ủy quyền. Theo quy định tại khoản 3 Điều 140 Bộ Luật Dân sự 2015, thì ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau:

 – Theo thỏa thuận;

– Thời hạn ủy quyền đã hết;

– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

– Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

– Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

– Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật dân sự 2015

– Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

Đọc thêm: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

                   Các trường hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *