Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ngày càng phát triển, nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, vai trò của thuế càng quan trọng. Tuy nhiên, một bộ phận người dân có nghĩa vụ đóng thuế lại chưa ý thức được tầm quan trọng của thuế và trách nhiệm của mình đối với nhà nước, mà tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để trốn thuế. Để răn đe, phòng ngừa và xử lý đối với những hành vi này, bộ luật hình sự đã có những quy định về tội trốn thuế với những dấu hiệu pháp lý sau:
1. Khách thể
Khách thể mà tội trốn thuế xâm hại là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước; mà cụ thể là trật tự quản lý việc thu thuế, nộp thuế cho ngân sách Nhà nước.
Người phạm tội xâm hại đến khách thể của tội phạm thông qua việc tác động vào đối tượng tác động của tội phạm; đối với tội phạm trốn thuế thì đối tượng tác động của tội phạm này là số tiền thuế mà lẽ ra người phạm tội phải nộp theo quy định của pháp luật. Thông qua việc tác động vào số tiền thuế này bằng cách trốn tránh không nộp thuế, mà các đối tượng phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến các khách thể trên.
2. Mặt khách quan
Về hành vi khách quan của tội trốn thuế, được thể hiện ở một trong 09 dạng hành vi sau:
– Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật.
– Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
– Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
– Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
– Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
– Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 (Tội Buôn lậu) và Điều 189 (Tội Vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới) của Bộ luật Hình sự;
– Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 (Tội Buôn lậu) và Điều 189 (Tội Vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới) của Bộ luật Hình sự;
– Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật Hình sự;
– Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
Về hậu quả của tội trốn thuế:
Người thực hiện một trong các hành vi trốn thuế kể trên, chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế, nếu số tiền trốn thuế thuộc một trong ba trường hợp sau:
– Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng trở lên
– Trốn thuế với số tiền dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế.
– Trốn thuế với số tiền dưới 100.000.000 đồng những đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự năm 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế, nếu thực hiện một trong các hành vi khách quan nêu trên, đồng thời số tiền trốn thuế thuộc một trong các trường hợp sau:
– Trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
– Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
3. Chủ thể
Chủ thể của tội phạm trốn thuế bao gồm cả pháp nhân thương mại và cá nhân
Đối với cá nhân phạm tội này phải đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với pháp nhân thương mại, thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này khi thỏa mãn các điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự năm 2015.
4. Mặt chủ thể
Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trốn thuế nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật; vi phạm các quy định về thuế và thấy được tính chất của hành vi mà mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.
Xem thêm:
Tội đe dọa giết người (Điều 133 BLHS)
Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật Hình sự)
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS 2015
Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com