Mức tiền bồi dưỡng và thời gian thực hiện giám định đối với giám định tử thi

Câu hỏi: “Mức tiền bồi dưỡng và thời gian thực hiện giám định đối với giám định tử thi là bao nhiêu? Nhờ Văn phòng Luật sư giải đáp giúp tôi, tôi xin cảm ơn.” (Câu hỏi của bác Long – Nam Định)

(LSC) Mức tiền bồi dưỡng và thời gian thực hiện giám định đối với giám định tử thi

VPLS Dương Công trả lời:

Mức tiền bồi dưỡng và thời gian thực hiện giám định đối với giám định tử thi được quy định trong Thông tư 31/2015/TT-BYT, cụ thể như sau:

1. Mức tiền bồi dưỡng và thời gian thực hiện giám định đối với giám định tử thi

Mức tiền bồi dưỡng và thời gian thực hiện giám định đối với giám định tử thi được quy định cụ thể tại bảng 02 ban hành kèm theo Thông tư 31/2015/TT-BYT như sau::

Loại việc giám định Số người Mức tiền bồi dưỡng/01 giám định viên/tử thi (đồng)
GĐV NGV
1. Giám định tử thi không được bảo quản theo đúng quy định hoặc tử thi ở trạng thái thối rữa tự nhiên.
1.1. Trường hợp không mổ tử thi
 Người chết trong vòng 48 giờ 02 02 600.000
 Người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày 02 02 800.000
 Người chết quá 7 ngày 02 02 1.000.000
 Người chết bị nhiễm thuộc nhóm A, nhóm B 02 02 1.000.000
1.2. Trường hợp phải mổ tử thi
 Người chết trong vòng 48 giờ 02 02 1.500.000
 Người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày 02 02 2.500.000
 Người chết quá 7 ngày 02 02 3.000.000
 Người chết quá 7 ngày và phải khai quật 02 03 4.500.000
 Người chết bị nhiễm bệnh thuộc nhóm A hoặc nhóm B 02 02 4.500.000
2. Giám định tử thi được bảo quản theo đúng quy định
2.1. Trường hợp không mổ tử thi 02 02
 Người chết trong vòng 48 giờ 02 02 450.000
 Người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày 02 02 560.000
 Người chết quá 7 ngày 02 02 750.000
 Người chết bị nhiễm bệnh thuộc nhóm A hoặc nhóm B 02 02 750.000
2.2. Trường hợp phải mổ mổ tử thi
 Người chết trong vòng 48 giờ 02 02 1.250.000
 Người chết ngoài 48 giờ đến 7 ngày 02 02 1.875.000
 Người chết quá 7 ngày 02 02 2.250.000
 Người chết bị nhiễm thuộc nhóm A, nhóm B 02 02 3.375.000
 Người chết quá 7 ngày và phải khai quật 02 03 3.375.000

Hướng dẫn cụ thể:

– Đối tượng thuộc Nhóm A: Đối tượng giám định nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm hoặc thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc nhóm A, hoặc nhóm B quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007;

Hoặc phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định 108/2008/NĐ-CPNghị định 26/2011/NĐ-CP.

– Đối tượng thuộc nhóm B: Đối tượng giám định nhiễm HIV/AIDS, mang nguồn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc nhóm B quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007;

Hoặc phải tiếp xúc với chất phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất ban hành kèm theo Nghị định 108/2008/NĐ-CPNghị định 26/2011/NĐ-CP và chất độc hại, nguy hiểm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Người giám định theo vụ việc được hưởng mức tiền bồi dưỡng bằng giám định viên.

– Người giúp việc được hưởng 70% mức tiền bồi dưỡng của giám định viên.

2. Nguyên tắc chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp

Theo Điều 5 Quyết định 01/2014/QĐ-TTg thì nguồn kinh phí và nguyên tắc chi trả tiền bồi dưỡng giám định tư pháp được quy định như sau:

– Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ án hình sự hoặc vụ việc giám định do cơ quan điều tra có thẩm quyền trưng cầu do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán kinh phí hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Hằng năm, cơ quan tiến hành tố tụng phải lập dự toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phát kinh phí bảo đảm chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp. Việc sử dụng kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

– Kinh phí chi trả bồi dưỡng giám định tư pháp đối với các vụ việc dân sự, vụ án hành chính mà do cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo yêu cầu của đương sự do đương sự chi trả theo quy định của pháp luật về tố tụng, chi phí giám định, định giá trong tố tụng.

– Cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm tạm ứng tiền bồi dưỡng giám định khi trưng cầu giám định và phải thanh toán tiền bồi dưỡng giám

Đọc thêm: 


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *