Những loại tài sản có thể góp vốn vào công ty

Để thành lập công ty thì cá nhân, tổ chức phải góp vốn vào công ty. Vậy, pháp luật quy định những loại tài sản nào có thể góp vốn vào công ty? Vấn đề này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.

Tài sản góp vốn vào công ty, Văn phòng luật sư Dương Công

Tài sản góp vốn được quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

“Điều 34. Tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”

Theo quy định trên, các loại tài sản góp vồn gồm:

1. Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc vàng

Đây là loại tài sản góp vốn phổ biển, bởi doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc xác định giá trị, cũng như định đoạt, sử dụng cho hoạt động của mình nhất.

2. Quyền sử dụng đất

Đây là tài sản các doanh nghiệp ưa chuộng bởi giá trị to lớn mà nó mang lại. Tuy nhiên, thủ tục pháp lý để góp vốn bằng quyền sử dụng đất không đơn giản và nhanh gọn như góp vốn bằng tiền.

Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải tuân theo quy định của Luật Đất đai năm 2013:

“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

3. Quyền sở hữu trí tuệ

Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại… Đặc trưng của loại tài sản này là loại tài sản vô hình, được hình thành từ quá trình lao động trí óc, không thể chiếm hữu được về mặt vật lý. Cũng chính vì đặc trưng này mà việc định giá tài sản khi góp vốn cũng trở nên khó khăn hơn.

4. Công nghệ, bí quyết kỹ thuật

Luật chuyển giao công nghệ đưa ra các định nghĩa về công nghệ và bí quyết kỹ thuật như sau:

“1. Bí quyết là thông tin được tích lũy, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ. Bí quyết bao gồm bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ.

2. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.”

Đây là tài sản vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các công ty công nghệ, kỹ thuật bởi nó quyết định đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Trên thị trường kinh doanh khốc liệt, công ty nào có lợi thế về công nghề và bí quyết kỹ thuật thì công ty đó đang nắm giữa chìa khóa chủ chốt của sự thành công.

5. Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam

Trường hợp nhà đầu tư muốn góp vốn vào công ty bằng một loại tài sản khác thì có thể thỏa thuận với các nhà đầu tư khác để được góp vốn bằng tài sản đó. Tài sản phải được định giá bằng Đồng Việt Nam.

Xem thêm:


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *