Để tránh những rủi ro từ việc sử dụng nhãn hiệu (thương hiệu) không hợp pháp từ đó kéo theo những hệ quả pháp lý bất lợi không chỉ tốn thời gian và chi phí không đáng có, chủ nhãn hiệu nên cân nhắc việc tra cứu nhãn hiệu trước khi sử dụng. Trong bài viết này, Văn phòng luật sư Dương Công sẽ cố gắng lý giải về việc tra cứu nhãn hiệu này.
1. Mục đích và ý nghĩa của việc tra cứu Nhãn hiệu
- Đối với Nhãn hiệu dự định đăng ký (xác lập quyền): hạn chế nhãn hiệu dự định đăng ký bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã nộp đơn đăng ký trước và tiết kiệm thời gian và chi phí. Không phải đơn đăng ký nhãn hiệu nào khi đăng ký cũng được cấp Văn bằng bảo hộ lý do chưa đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ – tính phân biệt của nhãn hiệu. Trong đó, có trường hợp đã có Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đã nộp đơn hoặc đã được cấp văn bằng bảo hộ trước ngày nhãn hiệu dự định đăng ký, theo quy định này thì nhãn hiệu dự định đăng ký sẽ bị từ chối. Trong trường hợp như thế này Chủ nhãn hiệu dự định đăng ký phải mất từ 09 tháng trở lên (thực tế tại thời điểm này là trên 24 tháng).
- Đối với trường hợp muốn sử dụng: theo quy định pháp luật thì Nhãn hiệu không bắt buộc phải đăng ký mới được sử dụng, thực tế rất nhiều nhãn hiệu nếu có đăng ký cũng không được cấp Văn bằng bảo hộ vì không đáp ứng yêu cầu bảo hộ. Nhãn hiệu đó vẫn được sử dụng với chức năng như một nhãn hiệu tuy nhiên trong trường hợp này việc sử dụng nhãn hiệu đó không được xâm phạm, gây nhầm lẫn đối với các nhãn hiệu đã được bảo hộ. Nếu việc xâm phạm nhãn hiệu đã cấu thành thì họ phải đối diện với các chế tài xử lý vi phạm. Do đó, việc tra cứu nhanh này, giúp cho các chủ nhãn hiệu sử dụng phù hợp và tránh những rủi ro từ việc sử dụng đó.
- Đối với trường hợp bảo vệ quyền sử dụng nhãn hiệu: một trong các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu (có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc được công nhận nhãn hiệu nổi tiếng) đó là quyền “Độc Quyền” sử dụng nhãn hiệu. Khía cạnh khác của độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó là quyền cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Việc tra cứu nhằm xem xét, đánh giá, phòng ngừa và đưa ra những giải pháp phù hợp để bảo vệ nhãn hiệu đã đã được bảo hộ. Ví dụ, trong quá trình tra cứu nhãn phát hiện nhãn hiệu khác đã đăng ký trùng hoặc tương tự thì có thể có ý kiến phản đối việc đăng ký và cấp bằng đối với nhãn hiệu…
2. Phân loại tra cứu Nhãn hiệu
Theo thông lệ của các Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thì tra cứu nhãn hiệu hiện nay được chia thành tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu (hoặc chuyên sâu). hai cách tra cứu này đều hướng đến mục tiêu đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu dự định đăng ký nhưng kết quả có sự phân hóa rõ ràng. Sau đây, Văn phòng Luật sư Dương Công khái quát về sự khác biệt, điều kiện và những vấn đề lưu ý do Văn phòng Luật sư Dương Công thực hiện.
Tra cứu sơ bộ | Tra cứu chuyên sâu (tra cứu nhanh) | |
Đơn vị thực hiện | Văn phòng luật sư (bộ phận Sở hữu trí tuệ, Chuyên viên..) | Văn phòng luật sư và tổ chức thứ 3 thực hiện |
Công cụ, phương pháp tra cứu | Dữ liệu công khai từ Cục Sở hữu trí tuệ (thư viện số, Công báo Cục sở hữu công nghiệp…).
Kỹ năng và kinh nghiệm của Văn Phòng luật sư |
Dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ có thu phí và hạn chế người dùng.
Kỹ năng và kinh nghiệm của Văn phòng luật sư và của bên thứ Ba |
Độ chính xác | Khoảng 40-50% | Khoảng 90%
(Nếu kết quả tra cứu nhãn hiệu đạt từ 70% trở lên thì Khách hàng nên đăng ký. Vì khoảng 90% nhãn hiệu đó có khả năng bảo hộ. Tuy nhiên vẫn có trường hợp Nhãn hiệu không được bảo hộ do nguồn dữ liệu tra cứu chưa được cập nhật tại thời điểm tra cứu) |
Thời gian tra cứu | 2-3 ngày làm việc kể ngày tiếp nhận nhãn hiệu (thuộc trường hợp miễn phí tra cứu) hoặc kể từ ngày Khách hàng thanh toán phí tra cứu (thuộc trường hợp trả phí) | 2-3 ngày làm việc kể khi Khách hàng thanh toán phí tra cứu |
Phí dịch vụ |
* Miễn phí: nếu đã từng sử dụng bất kỳ dịch vụ pháp lý nào do VPLS Dương Công cung cấp hoặc đã ký hợp động dịch vụ cung cấp SHTT Trả phí: nếu không thuộc trường hợp miễn phí trên |
Trả phí |
3. Tra cứu Nhãn hiệu tại Văn Phòng Luật sư Dương Công
Tùy từng nhu cầu hay mục đích của khách hàng mà VPLS Dương Công sẽ đưa ra định hướng hướng cho khách hàngKhi khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý bất kỳ do VPLS Dương Công cung cấp thì chúng tôi hỗ trợ tra cứu nhãn hiệu sơ bộ và nếu tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu sẽ tư vấn phù hợp để nhãn hiệu có thể có khả năng bảo hộ cao nhất.
Trừ trường hợp khách hàng yêu cầu Đăng ký nhãn hiệu mà không cần tra cứu, VPLS luôn thực hiện tra cứu tra bộ cho khách hàng. Với kết quả tra cứu đó sẽ giúp khách hàng đưa ra quyết định phù hợp. Thực tế cho thấy, nếu kết luận tra cứu sơ bộ được đưa ra là không có khả năng bảo hộ thì VPLS thường khuyên khách hàng không nên đăng ký; nếu kết luận chưa chắc chắn về khả năng bảo hộ thì VPLS Dương Công khuyến khích khách hàng nên tra cứu chuyên sâu (có tính phí) để có một kết luận chính xác hơn.
Khách hàng căn cứ vào kết luận của tra cứu chuyên sâu và chấp thuận ý kiến/ khuyến cáo từ VPLS về việc có khả năng bảo hộ của nhãn hiệu đó thì Khách hàng có đặc quyền là nếu đăng ký nhãn hiệu đó mà không được cấp Văn bằng bảo hộ khách hàng sẽ được đăng ký nhãn hiệu thay thế mà không mất phí dịch vụ.
Xem thêm:
Tại sao nên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua Tổ chức đại diện công nghiệp
Nhãn hiệu có phải thương hiệu không?
Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com