Hỏi đáp nhanh về ly hôn

Trong quá trình hành nghề Luật sư tranh tụng và tư vấn, Văn phòng luật sư nhận được rất nhiều thắc mắc của mọi người có quan tâm về vấn đề ly hôn. Bộ phận Tranh Tụng- VPLS Dương Công tập hợp các vướng mắc và giải đáp các thắc mắc theo dạng hỏi đáp để mọi người tham vấn. Trong trường hợp Quý ông/bà còn thắc vui lòng liên hệ với chúng tôi

Câu 1: Vợ muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý ly hôn thì vợ có ly hôn được không?

Đáp: Theo Hiến pháp 2013, Bộ Luật dân sự 2015, ly hôn là quyền cơ bản của con người. Khoản 1 Điều 51 Luật HNGĐ 2014 quy định “1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn” . Theo đó, nếu một bên vợ hoặc chồng muốn ly hôn mà bên chồng hoặc vợ còn lại không đồng ý thì bên Vợ hoặc chồng vẫn có quyền nộp đơn và yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Trong trường hợp này được gọi là Ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Câu 2. Khi ly hôn, tôi có thể ủy quyền toàn bộ cho Luật sư thay mặt tôi giải quyết tại tòa án không?

Đáp: Luật sư có thể tham gia vụ án với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của đương sự, tính chất pháp lý của việc ủy quyền là người được ủy quyền (trường hợp này là Luật sư) có quyền thay mặt, quyết định thay cho người ủy quyền và  những quyết định đó có giá trị pháp lý, ràng buộc với bên ủy quyền. Tuy nhiên, trong vụ án ly hôn có nhiều khía cạnh cần phải giải quyết: tình cảm, con cái và tài sản, trong đó khía cạnh tình cảm và con cái là quyền nhân thân nên không thể ủy quyền được, còn khía cạnh tài sản thì có thể ủy quyền toàn bộ hay một phần cho luật sư được. Như vậy, Luật sư bị hạn chế về phạm vi ủy quyền, Luật sư vẫn có thể tham gia vụ án với tư cách Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự trong vụ án- đây mới là hoạt động chính của Luật sư.

Thực tế, đương sự thường ủy quyền cho Luật sư nộp đơn và tào liệu khởi kiện, nhận các thông báo tố tụng và đại diện giải quyết phần tài sản trong vụ án ly hôn

Câu 3: Căn cứ nào để tòa án cho ly hôn?

Đáp:  Điều kiện đầu tiên là vợ, chồng phải có đơn ly hôn được gửi đến tòa có thẩm quyền giải quyết. Tiếp đến, thực hiện và tuân thủ đầy đủ các quy định tố tụng, Tòa án căn cứ vào “việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” để có chấp nhận yêu cầu ly hôn thôi.

Căn cứ vào quy định nêu trên, Vợ chồng muốn ly hôn cũng căn cứ vào đó để cân nhắc xem khả năng được tòa án chấp thuận cho ly hôn hay không.

Câu 4: Tôi nộp đơn ly hôn nhưng cán bộ tòa không nhận vì thiếu biên bản hòa giải tại địa phương, Vậy cán bộ tòa án từ chối có đúng không?

Đáp: Cán bộ tòa án từ chối đơn và tài liệu chứng cứ ( chỉ thiếu biên bản hòa giải tại địa phương) là không đúng quy định. Việc  hòa giải tại địa phuơng không phải bắt buộc, Tại Điều 52 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở” theo đó đây chỉ là trường hợp khuyến khích không phải trường hợp bắt buộc. Vây, để đảm bảo trường hợp của bạn, bạn yêu cầu Tòa án trả lời bằng văn bản hoặc khiếu nại cán bộ tòa án về việc không nhận đơn và tài liệu chưng cứ của bạn.

Câu 5: Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân?

Đáp: Theo quy định pháp lý, có hai trường hợp (sự kiện pháp lý) sau thì được coi là chấm dứt quan hệ hôn nhân:

Chấm dứt hôn nhân trong trường hợp ly hôn

Điều 57 Luật HNGĐ 2014 quy định: “Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật”. Như vây, thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân là khi có quyết định ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp Vợ hoặc chồng đang “ly thân” hoặc đang trong thời gian tòa án thụ lý giải quyết ly hôn hoặc đã có quyết định bản án sơ thẩm cho ly hôn nhưng một trong hai bên hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát về bản án thì cũng chưa được coi là ly hôn

Chấm dứt hôn nhân trong trường hợp vợ hoặc chồng chết

Căn cứ theo Điều 65 Luật HNGĐ 2014 quy định thời điểm chấm dứt hôn nhân như sau:

+ Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.

+  Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

Câu 6: Sau khi ly hôn, vợ/chồng có được quyền yêu cầu chồng/vợ cũ cấp dưỡng không?

Đáp: Khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Quy định: “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về  Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn như sau:Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”.

Căn cứu vào các quy định nêu trên thì trường hợp vợ/chồng đã chấm dứt quan hệ hôn nhân thì vẫn có thể yêu cầu chồng/vợ thực hiện nghĩa vụ cấp đưỡng theo quy định pháp luật

Câu 7  Trước khi ly hôn, ông A và bà B đã có thỏa thuận việc tặng cho tài sản chung là các thửa đất C, D  cho các con chung. Khi ly hôn ông A có được thay đổi thỏa thuận đó không?

Đáp:  Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”  Tuy nhiên, trong trường hợp câu hỏi nêu cần phân biệt 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Đối với thỏa thuận tặng cho tài sản không phải công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký thì Thỏa thuận đó có hiệu lực ngay từ khi bên nhận nhận được tài sản

Trường hợp 2: Đối với thỏa thuận tặng cho tài sản mà pháp luật bắt buộc phải công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký tài sản thì Thỏa thuận đó chỉ có giá trị khi được công chứng, chứng thực hoặc đã được đăng ký theo quy định. Ví dụ liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất thời điểm có hiệu lực là khi hoàn tất các thủ tục đăng ký chuyển nhượng.

Như vậy, để trả lời câu hỏi đã nêu cần làm rõ Thỏa thuận giữa ông A bà bà B tặng cho tài sản chung cho C và D có giá trị chưa cần phải làm rõ tặng cho thửa đất đó đã được đăng ký sang tên cho C và D chưa, nếu chưa thì ông A hoàn toàn có thể thay đổi cam kết trong thỏa thuận của mình (căn cứ Điều 459 BLDS và điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất Đai 2013)

Câu 8: Trước khi ly hôn, tôi và chồng tôi có thỏa thuận về chế độ tài sản. Nay tôi tôi muốn ly hôn nhưng thấy thỏa thuận về chế độ tài sản đó không hợp lý thì tôi có thể yêu cầu tòa án giải quyết về ly hôn và yêu cầu tòa án tuyên thỏa thuận về tài sản trong vụ án được không?

Đáp: Trong vụ án ly hôn có yêu cầu chia về tài sản chung, trong trường hợp vợ chồng trước đó có thỏa thuận về tài sản nhưng khi ly hôn cho rằng thỏa thuận đó không đúng pháp luật thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết các vấn đề đó trong một vụ án- điều này được hướng dẫn tại khoản 2, Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2016.

Câu 9:  Anh N và chị H có vay tôi một số tiền, Tôi được biết chị anh N, chị H đang làm thủ tục ly hôn. Vậy, tôi có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc vay nợ  trong vụ án nêu trên không?

Đáp: ông (bà) hoàn toàn có thể yêu cầu tòa án xác định là người tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền nghĩa vụ liên quan đến vụ án ly hôn giữa N và H, tại đây có thể yêu cầu độc lập liên quan đến tài sản cho vay. Giả sử ông (bà) không biết anh N và chị H ly hôn thì trong bất kỳ thời điểm nào có thể yêu cầu tòa án giải quyết việc vay nợ ( việc ly hôn không loại trừ nghĩa vụ, trách nhiệm về tài sản)

Câu 10: Khi ly hôn, hai bên đồng ý không yêu cầu tòa án giải quyết tài sản chung có được không?

Câu 11: Vợ chồng đã ly hôn, sau đó phát hiện bên vợ hoặc bên chồng vẫn còn tài sản chung thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết không?

Đang cập nhật nội dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *