Hỏi đáp về công ty

Trong hoạt động tư vấn pháp luật, chúng tôi gặp rất nhiều các câu hỏi liên quan đến Doanh nghiệp/ công ty. Để có cái nhìn cơ bản nhất, Bộ phận Doanh nghiệp thuộc VPLS Dương Công tập hợp các thắc mắc thường gặp và xây dựng dưới hỏi đáp  với huy vọng rằng giải đáp phần nào thắc mắc.

Câu 1: Một địa điểm có thể đăng ký trụ sở cho nhiều công ty không?

Đáp: Khi đăng ký thành lập công ty thì địa điểm là thông tin bắt buộc (địa chỉ phải là cụ thể và chi tiết), Pháp luật không quy định một địa điểm chỉ được làm trụ sở của một công ty. Trên thực tế, mô hình tòa nhà văn phòng thường có rất nhiều công ty đặt làm trụ sở. Do đó, một địa điểm có thể đặt làm trụ sở cho nhiều công ty

Câu 2: Khi lấy địa chỉ làm trụ sở công ty cần lưu ý những gì?

Đáp: Trụ sở công ty phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp. Quý khách không thể lấy “bừa” một địa chỉ mà không hoạt động tại đây, trường hợp này được xác định là Công ty “ma”

  • Địa điểm này phải có hoạt động, tiếp nhận và xử lý tiếp cơ quan tổ chức, tiếp nhận các tài liệu văn bản
  • Không phải phòng chung cư, phòng tập thể vì theo luật Nhà ở chức năng và mục đích của những phòng này không phù hợp với kinh doanh
  • Một số địa điểm nằm trong khu vực đặc biệt về An ninh quốc phòng (biên giới, hải đảo…) cũng hạn chế đặt trụ sở công ty.

Câu 3:  Thay đổi từ Chứng minh nhân dân thành căn cước công dân mà chưa, không thay đổi có bị phạt không?

Đáp: liên quan đến giấy tờ tùy thân có hai trường hợp sau đây:

  • Thông tin về các giấy tờ này hết hạn
  • có sự thay đổi về loại giấy tờ

cả hai trường hợp này, chưa có quy định xử phạt về trường hợp này

(khoảng tháng 3 đến tháng 5 năm 2023, do nhiều tin đồn nếu thay đổi mà không thay đổi thì bị phạt nhưng sau đó Tổng cục thuế và Cục đăng ký kinh doanh đã bác các thông tin này)

Câu 4: Khi được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì có phải đăng ký mã số thuế không?

Đáp: Trước năm 2014, doanh nghiệp được thành lập có tên gọi “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” và có mã Đăng ký kinh doanh (tên gọi này đã trở thành phổ biến) thì cần phải lên Cơ quan thuế để xin cấp mã số thuế và cấp giấy chứng nhận mã số thuế. còn từ khi Luật Doanh nghiệp 2014 cho đến nay, thì doanh nghiệp có giấy “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” mà mã số trên giấy này chính là mã số thuế. Do đó, công ty không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế nữa

Câu 5. Doanh nghiệp sau khi thành lập cần lưu ý những gì?

Đáp: Doanh nghiệp cần phải có biển hiệu, có chữ ký số, hóa đơn điện tử, thực hiện kê khai báo cáo thuế theo quy định về thuế, hoạt động các ngành nghề có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện đó…. các nội dung này doanh nghiệp có thể tham khảo tại đây

Câu 6: Khi tôi nộp hồ sơ thành lập Công ty, Phòng đăng ký kinh doanh đã ra thông báo tên công ty bị trùng với tên doanh nghiệp khác, tôi đã tra trên mạng thấy có rất nhiều tên trùng mà vẫn được chấp thuận. Vậy, Phòng Đăng ký kinh doanh trả lời vậy có đúng không?

Đáp Việc phòng đăng ký kinh doanh thông báo trùng tên doanh nghiệp không hợp lệ do bị trùng là có cơ sở (ông/bà có thể tham khảo nội dung này tại đây). Hiện nay, còn tồn tại rất nhiều trên doanh nghiệp có tên trùng nhau, đây là do yếu tố lịch sử để lại, chẳng hạn trước năm 2010 thì tên doanh nghiệp không được trùng tên trong phạm vi tỉnh, thành phố nhưng sau năm 2010 thì đã quy định không được trùng trong phạm vi cả nước. Các tên đã tồn tại không bắt buộc phải đổi, chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp có thay đổi tên)

Câu 7. Doanh nghiệp được quyền kinh doanh những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. vậy sao khi thành lập doanh nghiệp lại bắt buộc đăng ký ngành nghề?

Đáp: Khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư năm 2014 quy định “Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm” và sau này được quy định khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư 2020 : “Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Nội hàm của các quy định này tương tự với cách hiểu Doanh nghiệp được quyền kinh doanh những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Đây là những điểm mới, sáng, mở rộng đường cho phát triển doanh nghiệp so với quy định trước năm 2014, trong quá trình xây dựng Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn đã có rất nhiều quan điểm ủng hộ việc bỏ việc phải áp, liệt kê mã ngành nghề kinh doanh vì đây là trách nhiệm của Nhà nước và việc này chỉ mang tính phục vụ quản lý Nhà nước… nhưng đến khi ban hành Nghị định hướng dẫn thì vẫn bắt buộc phải đăng ký, liệt kê các ngành nghề kinh doanh.

Câu 8: Thành viên Hội đồng quản trị có được quyền ủy quyền cho người khác tham gia cuộc họp của Hội đồng quản trị không?

Đáp:  Theo quy định của pháp luật hiện hành, số lượng thành viên của Hội đồng quản trị do điều lệ công ty quy định nhưng chỉ từ 3 đến 11 thành viên. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên được pháp luật doanh nghiệp quy định rõ. Các thành viên của Hội đồng quản trị sẽ tham gia quản lý điều hành định hướng phát triển cho công ty thông qua những cuộc họp. Tuy nhiên, có những trường hợp, thành viên Hội đồng quản trị không thể tham gia họp. Tại khoản 11 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “11. Thành viên phải tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng quản trị. Thành viên được ủy quyền cho người khác dự họp và biểu quyết nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận” . Như vậy, nếu thành viên Hội đồng quản trị vì một lý do nào vắng mặt tại cuộc họp thì có thể ủy quyền cho người khác tham gia cuộc họp, Tuy nhiên việc ủy quyền này phải được đa số Hội đồng quản trị chấp thuận. Hình thức ủy quyền trong trường hợp này bằng văn bản.

Câu 9:  Một công ty có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật không?

Đáp: Khoản 2 Điều 12 Luật doanh nghiệp quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật…”. Như vậy, Công công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần có thể nhiều người đại diện theo pháp luật. Quy định này thể hiện sự sự hợp với hoạt động kinh doanh của công ty và phù hợp, đồng bộ với yêu cầu của pháp luật (ví dụ yêu cầu công ty ít nhất phải có 1 người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam…)

Tuy nhiên, cần lưu ý về chức danh của người đại diện theo pháp luật, công ty TNHH 2 thành viên trở lên có nhiều người đại diện theo pháp luật thì bắt buộc phải chủ tịch HĐTV phải là một người đại diện theo pháp luật. Tương tự đối với công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng quản trị bắt buộc là người đại diện theo pháp luật.

Câu 10: Khi chuyển nhượng cổ phần có phải thông báo lên cơ quan đăng ký kinh doanh không?

Đáp:  Khi chuyển nhượng cổ phần, cần phân biệt hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Phải thông báo lên Cơ quan đăng ký kinh doanh khi có cổ đông là người nước ngoài, tổ chức có vấn đầu tư nước ngoài, hoặc khi thay đổi cổ phần của cổ đông là người nước ngoài, tổ chức có vấn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp 2: Không phải thông báo khi không thuộc trường hợp 1 (Luật không quy định và thực tế cũng không có thủ tục hành chính này

Câu 11: Công ty có buộc phải có dấu không?

Đáp: Theo quy định pháp luật, dấu của doanh nghiệp vẫn bắt buộc phải có để sử dụng trong các giao dịch mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, hình thức, số lượng của con dấu do doanh nghiệp tự quyết định, tự quản lý và không phải đăng ký sử dụng mẫu dấu tại cơ quan công an (trừ trường hợp Doanh nghiệp theo Luật Luật sư, Ngân Hàng, Đấu giá…)

Nội dung này có thể tham khảo tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020

Câu 12: Địa điểm kinh doanh có thể khắc và sử dụng dấu không?

Đáp: Trước đây, địa điểm kinh doanh không có dấu tuy nhiên Luật Doanh nghiệp 2020. Khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp quy định “Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp”.  Như vậy, Địa điểm kinh cũng có thể có dấu theo quy định của doanh nghiệp.

Câu 13: Theo quy định việc góp vốn vào công ty có bắt buộc phải thực hiện chuyển khoản không?

Đáp: Căn cứ nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt và Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn thông tư 222/2013/NĐ-CP thì Doanh nghiệp góp vốn vào công ty khác thì góp vốn qua tài khoản ngân hàng. Còn cá nhân thực hiện góp vào doanh nghiệp, có thể lựa chọn góp vốn bằng tiền mặt hoặc góp vốn qua tài khoản ngân hàng. Nội dung này có thể tham khảo cụ thể tại đây

Câu 14: Hoạt động xuất nhập khẩu có phải ngành nghề kinh doanh không? (hoặc để công ty có thể hoạt động xuất nhập khẩu có cần phải đăng ký ngành nghề xuất nhập khẩu không)

Đáp: Hoạt động xuất nhập khẩu là quyền tự thân của doanh nghiệp trong nước điều này được quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020. Trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp có đăng ký và một số phòng đăng ký kinh doanh chấp nhật hoạt động này như một ngành nghề kinh doanh (được phân vào mã ngành 8299- Hoạt động hỗ trợ khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: xuất nhập khẩu các mặt hàng kinh doanh). Tuy nhiên, cũng đã có Phòng đăng ký ghi nhận ngành nghề này với lý do như sau: “Mã ngành 8299: nội dung xuất nhập khẩu hàng hóa không phải ngành nghề kinh doanh. Khi doanh nghiệp hoạt động nội dung này thì liên hệ trực tiếp với cơ quan hải quan” (tại một thông báo của Phòng ĐKKD thành phố Đà Nẵng tới VPLS Dương Công vào năm 2018). Vấn đề này VPLS Dương Công đã trả lời mời bạn đọc tham khảo chi tiết tại đây.

Như vậy, căn cứ vào các quy định pháp luật thì xuất nhập khẩu không phải ngành nghề đăng ký kinh doanh hay nói cách khác hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước không phụ thuộc vào việc có đăng ký ngành nghề xuất nhập khẩu.

Câu 15:  Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông có phải thông báo đến Cơ quan Đăng ký kinh doanh không?

Đáp: Khoản 1, Điều 127 Luật Doanh nghiệp quy định: Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Đối với trường hợp thay đổi thông tin cổ đông sáng lập,  Khoản 2, Điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp.

Nội dung đang được cập nhật….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *