Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn

Hỏi: Chào luật sư, tôi và chồng kết hôn đã được 4 năm, có con nhỏ năm nay 2 tuổi. Hai năm gần đây chúng tôi có nhiều mâu thuẫn và xích mích mà không thể hàn gắn lại tình cảm vợ chồng, nay tôi muốn ly hôn. Cho tôi hỏi khi ly hôn tôi muốn giành quyền nuôi con có được hay không? (Chị Phạm Linh – Quảng Ninh)

 

Nguồn: Internet

VPLS Dương Công trả lời (Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo)

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo đó, trong trường hợp của chị, con chị năm nay 2 tuổi thuộc trường hợp khoản 3 Điều này, do đó con sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trường hợp chị không có công việc ổn định và điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và chồng chị có điều kiện nuôi con tốt hơn thì con chị có khả năng sẽ được giao cho chồng chị.
Sau khi ly hôn chị nuôi con, thì chị có thể yêu cầu chồng chị là người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng tiền nuôi con, căn cứ vào Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

Mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Theo đó, chị và chồng có thể thỏa thuận về số tiền cấp dưỡng cho con dựa trên khả năng thực tế của chồng chị và nhu cầu chị mong muốn số tiền cấp dưỡng là bao nhiêu. Trường hợp chị và chồng không thỏa thuận được về số tiền cấp dưỡng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.


Đọc thêm:

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật Việt Nam

Nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly hôn


Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *