Thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Thuận tình ly hôn là gì? những lưu ý và trong quá trình Tòa án giải quyết có phải hòa giải hay không?. Trong bài viết này chúng tôi xin làm rõ một số nội dung trên

Đọc thêm: Giải đáp nhanh về ly hôn

                    Mẫu đơn ly hôn

                   Ly hôn đơn phương

Ảnh mang tính minh họa, nguồn internet

Thuận tình ly hôn

Điều 55 Luật HNGĐ 2014 quy định như sau:  “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn…”

Như vậy, từ quy định pháp luật trên có thể đưa hiểu thuận tình ly hôn như sau: thuận tình ly hôn là việc vợ, chồng thống nhất được với nhau về ý định chấm dứt quan hệ hôn nhân bao gồm cả việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Thuận tình ly hôn khi đáp ứng ba điều kiện sau:

+ Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;

+ Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

+ Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.

Đây là cơ sở để vợ, chồng xác định được việc đơn phương ly hôn hay thuận tình. Thời điểm yêu cầu giải quyết ly hôn, các bên đồng ý, đáp ứng các điều kiện trên nhưng trong quá trình giải quyết tại tòa, các bên hoặc một bên không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Do đó, nếu các bên đã cân nhắc việc ly hôn thì nên có quyết định phù hợp.

Hòa Giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Quy trình hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

– Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

– Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

– Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.

– Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 

– Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định.


Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.


Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *