Thuê xe tự lái dịp Tết cần lưu ý gì?

Câu hỏi: Tôi có dự định thuê xe ô tô 2 tuần chạy từ TP. Hà Nội về Nghệ An ăn Tết rồi trở lại Hà Nội. Xin hỏi tôi cần lưu ý điều gì để tránh bị xử phạt?

Dịp Tết, nhu cầu thuê xe tự lái tăng đột biến. Tuy nhiên, nếu không “nằm lòng” những quy định dưới đây, người thuê xe rất dễ bị xử phạt.

(LSC) Những lưu ý khi thuê xe tự lái

1. Chỉ nhận xe khi có đầy đủ giấy tờ còn thời hạn

Theo quy định tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải phải mang theo các giấy tờ sau:

  • Đăng ký xe;
  • Giấy phép lái xe ô tô;
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm định hay đăng kiểm xe);
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe.

Trường hợp không có hoặc không mang theo, người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

 Giấy đăng ký xe: Trường hợp không có Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Đồng thời, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp không mang theo Giấy đăng ký xe: Bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.

 Giấy chứng nhận kiểm định (đăng kiểm):

+ Điều khiển xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc): Phạt từ 03 – 04 triệu đồng;

+ Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc): Phạt từ 04 – 06 triệu đồng.

– Không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự củ chủ xe cơ giới: Phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

2. Chỉ thuê xe khi bạn đã có bằng lái xe hợp lệ, còn thời hạn

Theo Điều 58 Luật Giao thông đường bộ:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Đồng thời, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải có bằng lái xe phù hợp với loại xe sử dụng. Nếu không có hoặc không mang sẽ bị xử phạt nặng.

Cụ thể, theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 05 – 07 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

– Có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 03 tháng;

– Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

– Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).

Phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

– Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên;

– Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

3. Kiểm tra ký xe thuê, làm hợp đồng chặt chẽ

Khi đã thoả thuận xong về các thủ tục, người thuê cần phải kiểm tra xe. Chúng tôi khuyến cáo bạn nên kiểm tra xe thật cẩn thận nhằm đảm bảo an toàn cho việc sử dụng và tránh những tranh cãi không đáng có hay những rắc rối khi trả xe.

– Kiểm tra kỹ thân, vỏ xe: Kiểm tra thật kỹ các vết xước, vết móp trên vỏ xe, vành bánh, gương kính, đèn pha, đèn hậu, kiểm tra lốp sơ cua và một vài phụ tùng đi kèm… Sau đó, hãy chỉ rõ cho chủ xe rồi ghi chi tiết vào thoả thuận.

– Kiểm tra kỹ nội thất xe: Bạn cần bật khóa điện, khởi động máy và kiểm tra ổ đĩa CD, DVD, hệ thống loa, còi, cảm biến lùi… Nếu một trong những thiết bị trên không hoạt động thì người thuê phải yêu cầu bên cho thuê xác nhận tình trạng của thiết bị đó, hoặc yêu cầu niêm phong thiết bị đã bị hỏng rồi ký vào phần ghi chú của hợp đồng thuê xe.

Điều này tránh việc bạn phải đền bù chi phí sửa chữa khi trả xe.

Sau khi đã kiểm tra kỹ, cần ghi chú cụ thể vào hợp đồng và làm hợp đồng chặt chẽ về việc đền bù chi phí (Nội dung hợp đồng cần có đầy đủ nội dung theo yêu cầu của Bộ luật Dân sự).

Hiện nay chưa có quy chế nào chuẩn cho việc thuê xe mà mỗi nơi cho thuê lại tự đặt ra những quy định riêng và phần thiệt thòi luôn thuộc về bên thuê xe. Do đó, người đi thuê luôn phải cẩn trọng trong các thủ tục.


Trên đây là 3 điều cần lưu ý khi thuê xe tự lái dịp Tết để tránh mất tiền. Nếu còn thắc  mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. 

>>>Tham khảo thêmHành vi che, dán thay đổi thông tin biển số xe để tránh phạt nguội bị xử lý như thế nào?


Khách hàng cần tư vấn mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *