(LSC) Hủy hoại tài sản là hành vi làm cho tài sản của người khác bị thiệt hại đến mức làm mất hẳn giá trị hoặc mất hẳn công năng, giá trị sử dụng hoặc bị tiêu hủy hoàn toàn. Cố ý làm hư hỏng tài sản là hành vi làm tài sản của người khác bị mất một phần hoặc giảm giá trị hoặc giảm giá trị sử dụng nhưng ở mức độ có thể khôi phục, sửa chữa lại được. Cụ thể, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 BLHS như sau:
“Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4.Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
1.Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1.1. Về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của loại tội phạm này phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện là có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Ngoài ra đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
1.2. Về khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản của người khác. Là hành vi là làm cho tài sản sản của người khác bị hư hỏng một phần hoặc hoàn toàn, làm cho tài sản đó giảm giá trị sử dụng hoặc không còn giá trị sử dụng.
1.3. Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi khách quan:
Làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn như lúc ban đầu. Làm hư hỏng tài sản: là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được (có thể khôi phục lại như cũ, nhưng có thể chỉ khôi phục lại được một phần).
Hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện như: Đốt cháy, đập phá, dùng thuốc nổ, dùng chất độc, hóa chất hoặc lợi dụng thiên tai để hoại tài sản…
- Hậu quả:
Hậu quả là yếu tố bắt buộc phải có ở tội này, nếu chưa có hậu quả xảy ra thì chưa cấu thành tội phạm và tội phạm này cũng không có giai đoạn phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội. Hậu quả nghiêm trọng do hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản gây ra là những thiệt hại về thể chất, tinh thần, nếu là thiệt hại về vật chất thì những thiệt hại này không phải là thiệt hại về tài sản do hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng trực tiếp gây ra.
1.4. Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là lỗi cố ý.
Người phạm tội thực hiện những hành vi này có thể xuất phát từ tư thù cá nhân, mục đích là làm hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác. Mục đích này chính là dấu hiệu cấu thành tội phạm, trường hợp người phạm tội thực hiên hành vi phá hoại tài sản này với mục đích khác thì không phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng.
2. Khung hình phạt đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Khung 1:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm tù hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Tài sản là di vật, cổ vật.
Khung 2:
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
- Để che giấu tội phạm khác;
- Vì lý do công vụ của người bị hại;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3:
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người phạm tội:
- Gây thiệt hải cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
Khung 4:
Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm đối với người phạm tội:
- Gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên
Hình phạt bổ sung:
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
Xem thêm:
Tội cho vay nặng lãi – Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015
Tội buôn lậu – Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015
Tội đánh bạc – Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015
Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác
Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com