Sai phạm trong hoạt động bán đấu giá tài sản nhằm mục đích trục lợi trong những năm gần đây ngày càng gia tăng, làm thất thoát ngân sách nhà nước cũng như làm rối loạn kỉ cương của trật tự quản lý kinh tế. Dưới đây, VPLS Dương Công sẽ phân tích cấu thành của Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản quy định tại Điều 218 Bộ luật Hình sự năm 2015.
1. Bán đấu giá tài sản là gì?
Bán đấu giá tài sản là một hình thức bán tài sản công khai để cho nhiều người có thể cùng tham gia trả giá mua một tài sản. Những người tham gia mua tài sản bán đấu giá cần nộp trước một khoản lệ phí theo đúng quy định của pháp luật nhằm ràng buộc người đã đăng kí phải tham gia bán đấu giá tài sản hoặc có thể không mua tài sản, số tiền này sẽ không được lấy lại nếu người tham gia không tham gia đấu giá, người nộp chỉ được nhận lại khi họ tham gia đấu giá.
Trong quá trình đấu giá tài sản, người đấu giá nào trả mức giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm thì người đó sẽ được mua tài sản. Nếu trong cuộc bán đấu giá mà không ai trả giá cao hơn mức giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá xem như không thành, đồng thời sẽ được tổ chức lại.
Hình thức đấu giá này những người tham gia sẽ được đáp ứng quyền lợi, quyền lợi của người có tài sản được thỏa mãn một cách tốt nhất, còn người mua sẽ mua tài sản với giá cả phù hợp, quyền lợi của người mua liên quan đến tài sản đã mua được đáp ứng nhanh chóng.
2. Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản được quy định tại Điều 218 Chương XVIII Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự)
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản là hành vi lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá; lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản; thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý. Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ 02 người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật đấu giá tài sản, trừ trường hợp quy định tại điều 49 của Luật Luật đấu giá tài sản.
“Điều 218. Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá;
b) Lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản;
c) Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây thiệt hại cho người khác 300.000.000 đồng trở lên;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
3. Cấu thành tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản
3.1. Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm có thể là người từ đủ 16 tuổi và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự .
3.2. Khách thể của tội phạm:
Tội vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản xâm phạm các quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động bán đấu giá tài sản.
3.3. Mặt chủ quan của tội phạm:
Người thực hiện tội phạm với lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là hành vi không được phép nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Động cơ và mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Thông thường người phạm tội này vì vụ lợi.
3.4. Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm gồm 03 hành vi được liệt kê cụ thể tại Khoản 1 Điều 218 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:
(1) Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá; Lập danh sách không về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá là hành vi làm giả thông tin về người đăng kí mua tài sản đấu giá, thực chất có thể không có ai đăng kí mua hoặc số người đăng kí mua ít hơn số lượng trong danh sách.
(2) Lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản.
(3) Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.
Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá có thể diễn ra giữ những người cũng tham gia đấu giá với nhau; giữa người bán tài sản đấu giá với người tham gia đấu giá hoặc giữa người tham gia đấu giá với người, tổ chức thực hiện việc đấu giá tài sản.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Người thực hiện hành vi khách quan chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hậu quả thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 50.000.000 đồng trở lên xảy ra.
Nếu hậu quả thấp hơn mức quy định trên, người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
4. Khung hình phạt đối với tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản
Điều 218 Bộ luật Hình sự quy định 03 Khung hình phạt đối cá nhân như sau:
– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho người khác từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá;
b) Lập hồ sơ khống, hồ sơ giả tham gia hoạt động bán đấu giá tài sản;
c) Thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây thiệt hại cho người khác 300.000.000 đồng trở lên;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt.
– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đọc thêm:
- Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác (Điều 159 BLHS)
-
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194 BLHS)
Lưu ý: Các thông tin, nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0867.678.066 để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Khách hàng cần tư vấn chi tiết mời liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DƯƠNG CÔNG
Văn phòng: Số 10 ngõ 40 Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 0867.678.066
Email: vanphongluatsuduongcong@gmail.com